1. Cách chọn dao đi rừng
Theo kinh nghiệm đi trekking của mình, một con dao đi rừng được ví như “trợ thủ đắc lực” cho mọi hoạt động trekking, thám hiểm. Với các hoạt động dã ngoại hay cắm trại đơn thuần chỉ nên sử dụng các loại dao gấp nhỏ gọn, tiết kiệm không gian, linh hoạt sử dụng.
Những tiêu chí giúp bạn dễ dàng hơn khi chọn dao sinh tồn chuẩn xác:
Kích thước (chiều dài lưỡi dao và độ dày sống dao)
+ Chiều dài lưỡi dao
+ Độ dày lưỡi dao
Một con dao sinh tồn cần có độ dày khoảng 2 – 3 mm. Nếu quá mỏng, dao sẽ dễ hư hỏng dưới tác động lực mạnh. Khi lưỡi dao dày hơn, chiếc dao trở nên thô, nặng nề, khó sử dụng. Và không thích hợp cho những hành trình di chuyển nhiều.
Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp kinh nghiệm đi trekking
Lưỡi dao và mũi dao
Tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn chọn lưỡi và mũi dao phù hợp. Một chiếc dao lưỡi thẳng thường chuyên dụng, dễ sử dụng và bảo quản hơn là dao lưỡi cưa. Tuy nhiên hiện nay có một số dòng dao kết hợp lưỡi thẳng và một phần lưỡi cưa để hỗ trợ khi cần thiết, công dụng đa năng hơn.
+ Một số loại lưỡi dao phổ biến trên thị trường:
Drop-point là lưỡi dao mạnh mẽ và linh hoạt. Lưỡi dao dày, kiên cố và thích hợp với hoạt động cần nhiều sức, phải chịu tác động lực lớn.
Các dao sinh tồn, dao găm có chiều dài từ từ 12 – 30 cm. Một số dao sử dụng cho dã ngoại, cắm trại thường có kích thước khiêm tốn hơn. Bạn có thể chọn kích thước dao tùy vào mục đích sử dụng.
Lưỡi dao Clip-point được thiết kế hình lưỡi liềm về phần mũi, thường mỏng và sắc bén. Loại dao này rất lý tưởng cho những công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác cao.
Lưỡi Tanto nhọn và sắc nét, thích hợp với những công việc tỉ mỉ. Ngoài ra, chúng còn được dùng chặt, nạy hay đâm thủng các vật liệu cứng.
+ Chất liệu làm mũi và lưỡi dao
Thép không gỉ là loại hợp kim chống gỉ và ăn mòn nên rất được ưa chuộng khi sản xuất dao. Tỉ lệ các nguyên tố có trong hợp kim tạo nên chất thép có độ bền, khả năng chống ăn mòn, chống gỉ.
Thép High-Carbon có độ cứng vượt trội, nhưng khả năng chống gỉ và chống ăn mòn không cao. Nếu cần một chiếc dao cứng cáp để đi rừng, chặt cây thì thép High-Carbon là chọn lựa hoàn hảo.
Cán dao
Tiêu chuẩn chung của cán dao phải an toàn, cầm chắc tay.
Cán dao có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau:
+ Cán gỗ: Có tính thẩm mỹ cao, cảm giác cầm chắc chắn. Tuy nhiên lại nhanh hư do độ ẩm và tiếp xúc nhiều với nước.
+ Cao su: Có tính thẩm mỹ và cho cảm giác cầm chắc tay, không sợ hỏng khi tiếp xúc với nước. Tuy nhiên độ bền kém hơn cán gỗ.
Kim loại (thép, nhôm hợp kim): Có độ bền tối nhưng nặng và trơn nên ít được ưa chuộng hơn.
Vỏ dao
Dao cần được bao bọc cẩn thận để tránh làm hư hỏng những vật dùng để chung ngăn (trong balo) và tránh gây thương tích. Vỏ dao sẽ giúp bạn dễ dàng dắt lên quần, thắt lưng để tiện mang theo và sử dụng ngay. Yêu cầu chung của vỏ dao là phải vừa với kích thước dao, đủ bền và đủ dày để bảo vệ dao bên trong.
Top những loại dao đi rừng tốt nhất:
Dao đi rừng Sakato được chế tác từ loại thép Nhật Bản, có chất lượng tốt với độ cứng cao, bền bỉ, giữ được độ bén và cứng cho lưỡi dao.
Dao đi rừng Sakato rất bền bỉ với phần cán được bọc một lớp vải bố hoặc vải, giúp tăng tính ổn định và không bị đau tay.
Dao găm đi rừng Gerber Black G10 được chế tác từ thép cao cấp cực kỳ bền bỉ, nhỏ gọn dễ dàng mang theo bên mình.
Dao đi rừng Blade Ultimate được làm từ thép không gỉ rất cứng giúp sắc lâu hơn, và không bị hư cạnh khi chặt cây, gấp gọn tiện lợi, tay cầm bằng nhôm với nhiều rãnh, giúp chống trơn trượt.
Tham khảo thêm bài viết:Lựa chọn trang phục dã ngoại như thế nào?
2. Cách bảo quản dao đi rừng
Dù chất lượng dao tốt nhưng không biết cách bảo quản vật dụng trekking này thì rất dễ hư hỏng. Một trong những hư hỏng thường gặp là dao hay bị gỉ nhưng nhiều người không hiểu nguyên nhân.
Khi thành phần trong dao là sắt kết hợp với oxy trong không khí thì quá trình gỉ chỉ diễn ra ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên trong môi trường có độ ẩm cao thì các phần tử ẩm từ hơi nước sẽ bám trên bề mặt dao. Làm dao bị gỉ ở nhiệt độ thường. Sau khi dùng xong mà chưa lau khô thì vô tình nước đọng lại trên lưỡi dao cũng khiến dao gỉ.
Một số lưu ý chính:
Dao phải được sử dụng đúng mục đích.
Sau khi dùng dao xong, rửa sạch và lau khô trước khi cất giữ. Nếu sử dụng dao để cắt những vật có tính oxi hóa. Ví dụ như chanh, cam.. hay tiếp xúc với muối, nước biển thì cần vệ sinh cẩn thận.
Dao trước khi cất giữ cần được lau khô và cất giữ nơi khô thoáng.
Mẹo hạn chế dao gỉ:
Bôi dầu vào khớp dao và lưỡi dao. Nhằm mục đích ngăn dao tiếp xúc trực tiếp với oxy và hơi ẩm trong không khí.
Nếu là dao để cắt thức ăn thì bạn có thể sử dụng dầu ăn bôi vào. Nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trước khi sử dụng dầu bảo quản, cần lau khô dao. Vì dầu nhẹ hơn nước nên nếu không lau khô dao thì nước vẫn có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với lưỡi dao.
Với tầm quan trọng của dao sinh tồn, hãy biết cách chọn một con dao đi rừng phù hợp. Hơn nữ là bảo quản để dao mãi bên cạnh như bạn đồng hành trong những chuyến hành trình, khám phá.
Để chuẩn bị cho những chuyến du lịch khám phá (trekking/leo núi, cắm trại, đạp xe, chèo thuyền, vượt thác,…) hoàn hảo hơn. Đừng quên xem thêm bí quyết chọn đồ Phượt tại bài viết “Những phụ kiện cần thiết khi đi trekking” và chọn đầy đủ những món đồ Phượt không thể thiếu cho mỗi chuyến đi với giá hấp dẫn tại tổng hợp các món đồ phượt.